Bước ra khỏi rạp, tôi cũng bần thần như một vài lần hiếm hoi khác. Dù trong suốt buổi, tôi cứ đinh ninh rằng cái comment đăng trên mạng là sai, làm gì có chuyện một bộ phim làm họng tôi hẹn đắng, cứng đờ mấy lần, còn nước mắt thì chực chờ ào ra như vầy mà lại “trong trẻo”, Thật hư cấu, làm sao có thể là hai từ ấy được, cùng lắm thì cũng phải là “Day dứt”, “Tức tối” hoặc cái gì đó đại loại vậy.
<div data-shortcode="caption" id="attachment_480" style="width: 855px" class="wp-caption aligncenter">
Trailer
</div>
Làm gì có chuyện mà mình yêu người ta, người ta lại chỉ chơi với em mình mà mình vui được. Rồi làm gì có sự trong trẻo nào trong nỗi hối hận khôn nguôi đó. Nó làm tôi nhớ lại một thời tuổi thơ của mình, Ngày xưa cũng chỉ có anh em tôi chơi với nhau, với em tôi, tôi là tất cả, nhưng cậu bé mập mạp, tròn trĩnh như chính tình thương trong cậu vậy, thứ tình thương rất ngây ngô, trong sáng và có lẽ vì nó quá nhiều, nên làm cậu ta tròn như vậy ( giống như cách mà mỡ làm người ta mập ấy ). Em tôi cũng như vậy, cũng thương tôi lắm. Tôi thì cứ cộc cằn, chơi đánh nhau, thử những thứ mà tôi sắp nói đây. Hồi đó, chúng tôi tìm được một con dao bấm nó giống như thế này :
<div data-shortcode="caption" id="attachment_478" style="width: 5194px" class="wp-caption aligncenter">
Dao bấm
</div>
Vậy là chúng tôi bấm vào bấm ra, bấm vào, sau đó chĩa vào gối rồi bấm ra, không biết ma xui quỷ khiến gì mà tự nhiên tôi nảy ra ý tưởng chỉ nó vào đùi em tôi rồi bấm nó ra. Một hành động mà nhiều năm sau đó, nghĩ lại tôi thấy hối hận vô cùng, dù nó không xảy ra, nhưng nó làm tôi sợ tới mức hối hận vì đã để điều đó có cơ hội xảy ra.
Rồi tôi nhớ về quê tôi, nơi mà mới 7 giờ đã xuống đèn. Tôi nhớ tiếng mưa gõ trên mái nhà, tiếng mưa đập bộp vào đất, Tôi nhớ lúc phải hối hả dọn cũi vào khi mưa vồ tới. Tôi thấy nó hiện về ngay trước mắt, ba đứa bé bám cửa sổ nhìn mưa, như cái lúc tôi biết tương tư lần đầu. Tôi nhớ lúc bị ngoại đánh đòn, tôi ngồi khóc tức tưởi mà nghĩ về người tôi yêu thầm, yêu tới mức mà cứ mỗi hè về, tôi lại viết một lá thư cho em, nhưng giờ tôi còn giữa đủ, rồi có một hè, tôi lượm được một túi khăn giấy em bỏ lại, thực ra nó không còn giấy nữa, mà chỉ là cái bọc nilon bên ngoài tôi, tôi giữ nó cả mùa hè, ban đầu nó thơi lắm, hết hè thì nó không còn thơm nữa, đôi khi ẩm ướt nó trở nên khá hôi, rồi tôi không nhớ đã “cất” nó ở nơi nào.
Tôi nhớ lại khoản thời gian xa hơn, khi gia đình tôi còn sống trong rẫy, tĩnh lặng, tĩnh mịt, không khí trong lành, hoan sơ. Ba tôi làm rẫy, mẹ tôi cũng vậy, còn nghề của tôi là chạy theo xe máy cày đế nỗi mỗi lần ngoại vào thăm là lại ca bài ca “chỉ thấy hai con mắt”. Lần đầu sau bao nhiêu năm, tôi có thể nhớ lại mùi đất mới xới này, mùi dầu nhớt từ cái máy cày cũ của ông bạn thân của cha tôi.
Nơi rẫy tôi ở rất hoan sơ, dù nó chỉ cách chợ vài ba cây số. ở đó toàn là đồng ruộn, cứ như một biển lúa, lạ lại ở đó có những tản đá siêu bự, như nhà 10 tần bây giờ, nằm chơ vơ giữa một vùng mênh mông, Nhà tôi ở trên một hòn đá nhỏ, thấp. Nếu giờ mà tôi còn ngây ngô như lúc đó, chắc nó cũng đã lớn lên thành hòn đá lớn rồi, bạn hiểu ý tôi chứ.
<div data-shortcode="caption" id="attachment_482" style="width: 1930px" class="wp-caption aligncenter">
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
</div>
Ôi tôi nhớ mùi nước mới bơm từ cái bàu gần nhà. Nước mới bơm lên, chảy vào đất khô, làm bụi bay lên, loại bụi mà tôi nghĩ nó được làm từ rơm rạ xay nhuyễn, à, nó là mùi rơm rạ xay nhuyễn. Rất thơm, Rồi mùi cứt bò.
Đò ơi …….
Có tiếng ai đó kêu đò, có khi là cha tôi, Hồi cha mẹ tôi còn ở với nhau, hồi anh em tôi còn đủ nhỏ để ngồi vừa một chiếc dream. Năm nào chúng tôi cũng về quê, có rất nhiều năm cha tôi chở chúng tôi đi đường ven rừng, ôi hoa lan rừng thơm quá, hơi mát từ rừng còn hơn cả máy lạnh ở công ty tôi. Cha tôi kể ngày xưa cha từng đi rừng, từ bìa rừng vào cả cây số, ở cả mấy ngày mới về, tôi nhì vào bìa rừng, không thể nhìn xa quá 10 mét. Cha tôi thật tuyệt vời.
Lúc đó cha cũng tuyệt vời không kém, Nơi chúng tôi đi qua là một vùng trồng mía đường rộng. Rộng lắm, mía đường mọc cao hơn người mấy lần. vậy mà cha vẫn biết được đi qua, cũng có lẽ vì quê mà, có mấy khi thay đổi, dù bao nhiêu năm chúng tôi về quê, thì vẫn y hệt một con đường ấy. Chỉ có là trong khu tôi ở ngày xưa, nhà tường đã xây lên, nhưng mọi thứ vẫn ở đó.
Ui, quay lại bộ phim này. Nhớ lần đầu xem trailer, nó đọng lại trong tôi một nỗi buồn bí hiểm, đại lại là bạn biết nó buồn, bạn biết nó buồn dữ lắm, nhưng không biết tại vì sao, và không biết nó đi về đâu, nhưng mà nó buồn lắm, thương lắm. Nỗi buồn thương da diết. Bạn muốn biết vì sao, bạn muốn biết đến bao giờ. Đến gần hết bộ phim, xen lẫn với buồn thương là sự trong sáng ( éo phải trong trẻo nhé ). Nhất định là kết phim sẽ rất day dứt.
Bác Ánh không cần phải đi gỡ rối từng chỗ một, cứ để nó tự nhiên. Trẻ con rồi cũng sẽ vui lên. Tôi cảm giác như mình bị lựa, bị dắt mũi, Bác Ánh dựng lên cho tôi những góc nhìn rất nghiêm túc và người lớn về cuộc sống của trẻ con, Đưa người lớn về với tầm nhìn của trẻ con. Rồi cuối phim, khi người lớn buồn sầu, thì bác Ánh đứng dậy nói lớn : Chuyện con nít mà lại, hơi đâu buồn, vui lên mà sống thôi. Tôi mới ngớ người ra :
Tôi bị lừa
Qua bàn tay của đoàn làm phim. Nó lại làm tôi thấy nghẹn mấy lần. Khi cần sáng thì sáng, khi cần mưa thì mưa, khi cần nhạc thì có nhạc, những lời thoại hết sức tự nhiên, tôi không thấy những cảnh quay thừa thải. Sự chú trọng của những người trang điểm, dựng hiện trường, đã tái hiện lại một không gian mà tôi – một người quê, phải công nhận là quá quen thuộc, đến những nét cũ kỹ trong các món đồ chơi, đồ dùng hằng ngày … đều rất tự nhiên và chân thật, chỉ có một khúc nhà ngập thì hơi dở một xíu.
Ôi, tôi chưa từng thấy bộ phim nào như thế này.
Bước ra khỏi rạp, tôi bần thần. Sự trong trẻo của nó và cái kết có hậu đã làm tôi quên đi hết những nỗi đau, day dứt trước đó. Bác Ánh đã hiểu đúng giá trị của những cái kết có hậu trong truyện cổ tích Việt Nam rồi. Cần gì gỡ nút chứ.
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên
Thật là trong trẻo.