The Prince of Egypt – Hoàng tử Ai Cập

el_principe_de_egipto_1998_4

Gần đây tâm trạng dần bất ổn, hoặc ổn một cách đáng sợ. Cảm thấy mình chai ra. Cố để nghĩ đến những đạo lý khi xem phim, nhưng đó là sự cố gắng chứ không phải là tự nhiên nhìn thấy được. có lẽ mình càng ngày càng trở nên tệ hơn.

Đây là bộ phim về sự giải phóng của người Do Thái khỏi người Ai Cập, với sự giúp sức của Chúa. Tôi không phải người trong tôn giáo này nên tôi không biết và cũng không giám nói gì về vấn đề tôn giáo, chỉ là một chút cảm nhận của một người bình thường xem một bộ phim hay với những nhân vật, cốt truyện hay mà thôi. Tôi xin lỗi vì điều đó.

Khi người ta lâm vào cảnh khốn cùng, kiếp nô lệ, họ không còn gì, bản thân mình họ cũng không thể làm chủ. Cuộc sống từng ngày chỉ là vì không giám chết mà thôi. Có lẽ là như vậy, tôi cũng không hiểu lắm họ nghĩ gì. Dù sao đi nữa, họ là những người đã mất hết niềm tin, điều duy nhất họ có là một lời hứa, nó như người rơi xuống vực thẳm với một lời hứa là sẽ có một nhánh cây để bám vào, mà suốt dọc đường không hệ nhìn thấy một dấu hiệu nào.

Có nhiều cách để truyền đạo, để gây niềm tin, hoặc vũ lực, hoặc đạo lý hoặc điều gì đó khác nữa, hoặc tất cả. Trong cảnh khốn cùng, như sống trong chốn địa ngục, họ không còn gì để bám víu, không có chút sức lực nào để chống trả, có lẽ đối với họ lúc này đây điều quan trọng là sự tự do, là sức mạnh để thoát khỏi roi vọt, để nắm lấy cuộc đời mình. Nếu lúc này không phải là bạo lực, mà đem đến cho họ một đạo lý nào đó thì sao ? ôi, tôi thật không giám giả định tiếp và cũng không thể nào. Chỉ biết hiện thực là thế nào thì thế đó mà thôi.

Thật sự thì trong lúc người yếu ớt đó, Sức mạnh của bạo lực, giống như cây gậy để người ta nương vào đó mà đi lên, họ tin rằng với những phép màu, những sức mạnh vũ lực đó, họ an toàn. Và họ đã an toàn, vì vậy họ tin, và họ đi theo. Khởi đầu không phải bằng giáo lý, đạo lý, mà bằng niềm tin. Đó là cái trước mắt họ cần, nhưng sau khi thoát thì phải sống như thế nào. Địa ngục đóng lại sau biển cả, nhưng địa ngục trong tâm đóng lại cách nào.

Ở nơi địa ngục trong tâm hồn mình đó, không có người dẫn lối, nước cũng không tự rẽ ra, mà phải tự bơi, tự tìm con đường cho mình về với ánh sáng, đó là lúc người ta cần những đạo lý hơn là vũ lực.

Và cũng cần phải biết rằng, không phải lúc nào cũng im lặng, cũng nhường nhịn, có những lúc sự im lặng, nhường nhịn đó không thể giải quyết được vấn đề, mà chỉ có thể là bạo lực, nhưng dù sao đi nữa, bạo lực luôn phải là con đường mà không còn con đường nào khác để lựa chọn, vì hậu quả mà nó gây ra cũng thật thảm khốc. Không ai mong muốn điều đó xảy ra cả, nhất là một người lãnh đạo. Vì có những người vô tội.

Nhân quả có ở mọi nơi, như bạn thấy đấy, những điều mình gây ra cho người khác, rồi cũng sẽ quay lại với mình, như bommeran được ném đi, rồi sẽ quay trở lại, chỉ là khi quay lại, nó lại mạnh hơn gấp nhiều lần, là như vậy đó, luật nhân quả vẫn ở khắp mọi nơi. trong từng ngõ ngách. Vĩ đại và vi tế. Thế những người vô tội kia, sao họ lại bị hại. Tôi cũng không giám nói nhiều. Vì tôi còn kém cỏi lắm. Tôi đoán là vị họ hằng ngày sống trong quốc gia đó, vẫn hưởng những lợi ích, sự sung sướng từ máu và nước mắt của nô lệ, họ kinh bỉ nô lệ, nói chung họ cũng hưởng lợi nhiều từ sự tàn ác đó, họ biết, nhưng họ đồng tình, hoặc đại loại vậy. và việc gì đến cũng phải đến.
Vì vậy, trước khi làm việc gì, hãy nghĩ rằng nếu chuyện đó quay lại xảy ra với mình, liệu mình có chịu được hay không, nói gì đến việc nó quay lại với cấp độ cao hơn nhiều.

Thật giả trong cuộc sống cũng thật khó lường, lòng tin mà thiếu trí tuệ thì thật nguy hiểm. Những vị thầy pháp của người Ai cập cũng có thể làm “phép thuật”, cũng làm nước thành máu được. Nhưng đó là tần bật của mắt thường nhìn thấy được. Thiếu trí tuệ mà tin sống tin chết, thì có thể sống có thể chết, Tiếng Việt hay thật, “tin sống tin chết” trong trường hợp này có thể hiểu là khi tin thì có thể sống có thể chết. Vì vậy tin cần có trí tuệ. Có những thứ cần tin, những thứ cần trí tuệ chứng minh, và bạn cần cả hai.

Hãy nhìn xem, hai con người cùng lớn lên, cùng một nền giáo dục, thân thiết với nhau như anh em, nhưng họ không giống nhau. Mỗi người với đôi mắt của mình nhìn thế giới thật khác nhau dù chỉ một quang cảnh. Vậy mới thấy thế giới này rộng lớn bao la, mà mỗi người lại có một thế giới riêng cho mình, thế giới thật rộng lớn và thật khó hiểu. Vậy mới nói, yêu nhau đến với nhau, chứ chắc gì hiểu nhau và ở với nhau được lâu dài. Mọi mối quang hệ khác cũng như vậy, gặp nhau, cười nói, thân thiết, cùng hành sự, nhưng mỗi người lại là một thết giới xa lạ như Tagor đã nói, không bến bờ, và vô cùng bí hiển, có chăng thì trước mắt ta chỉ là một chổ nhỏ nào đó giao nhau mà thôi, rồi cũng qua đi, rồi cũng không còn giao gì nữa. Chỉ là ta có cố để chúng giao nhiều hơn, cố nhìn vào và thấu hiểu, và sống trong thế giới của nhau hay cứ ôm mãi thế giới của mình với cái gọi là cá tính và không để giao với ai, thế thì theo lý thuyết ta sẽ xa nhau, và không thấu hiểu, và rồi cô đơn, đau khổ.

Cái tôi và cái chấp giống như một màng bảo vệ bằng kính ở bên ngoài của một hình cầu, khi cái tôi, cá tính, cái chấp lớn lên, thì lồng cầu thủy tinh ấy lớn lên, và đẩy mọi thứ xa ra, chứ hình cầu bên trong có lớn ra chút nào, và rồi nó đẩy mọi thứ ra xa hơn, con người ta lại sống trong lầm lũi, đa khổ, bất hạnh.

Như vị pharaon trẻ đó, chấp vào gánh nặng mà cha giao, và vương quốc, vào những thứ vật chất này mà trở nên tối tăm, ác độc, chỉ nhìn thấy sự hùng mạnh, thấy cát đá mà không thấy máu. Màu nhuộm dòng sông mà cũng không hệ hay hay biết. Sống trong tăm tối mịt mù. Hoặc khi thấy thì không đủ can đảm để đối diện với sự thật, để buôn bỏ. mà thay vào là sự hận thù, ác độc. Mà con người ta cũng vậy, khi có điều bất hạnh xảy ra với mình, không tự đi xét tâm mình, xét lại những gì mình làm, mà lại đi hỏi tại sao người khác hận mình, thù mình, tấn công mình. Quên hết rồi những gì mình gây ra, không nhận ra đó là sự thật tất yếu.

Đó cũng là sự dũng cảm phi thường của hoàng tử Moses khi biết ra sự thật, đối diện với sự thật, và đứng về phía chính nghĩa chống lại gia đình mình, phá hủy ngôi nhà của mình, đứng ở phía bờ bên kia, đối diện với gia đình của mình, để giải thoát dân tộc mình. Cũng là chấp nhận từ bỏ vinh hoa phú quý, từ bỏ tình thân, bỏ hết những kẻ hầu người hạ, nêm êm chăng ấm. vậy đấy. Đó là sự dũng cảm mà Chúa đã không nhìn nhầm.

Nhưng tại sao Chúa là để họ đau khổ lâu đến vậy, rồi mới cứu họ ? Tôi cũng không giám nói gì nhiều, chỉ giám đoán bằng suy nghĩ tâm thường của mình, tôi đoán mọi chuyện đề có nhân có duyên và có quả, có thể nhân có, nhưng duyên chưa tới, vì vậy chưa thể thực hiện lời hứa của mình cũng nên.

Các bạn hãy tự xem, tự rút ra cho riêng mình những điều gì đó thú vị. Đây chỉ là một vài dòng suy nghĩ kém cỏi, nhỏ bé và ngu ngốc của tôi mà thôi.