Tập cho con tự lập

Nuôi con quả không phải là chuyện dễ, dạy con lại càng khó hơn gấp trăm lần. Cha mẹ thương con là bản năng, nuôi con là bản năng, nhưng dạy con thì là do lý trí. Nuôi con tốt thì cần đôi tay khỏe mạnh và còn cần cả kiến thức về y tế, nhưng để dạy con tốt, nó là rất nhiều vấn đề.

Trước hết ba mẹ phải là những người tốt, có đạo đức, ngon ngoãn hay nói chung thì ba mẹ phải là những người tuyệt vời. Nhưng điều đó không có nghĩa là ba mẹ phải tuyệt đối tuyệt vời, nhưng phải thật tuyệt vời trong mắt con mình.

Có nhiều lúc bản năng đối nghịc với lý trí, chẳng hạn như việc dạy bé Bu tự lập, bản năng của ba mẹ và của Bu là ăn, bú, cho ăn, vì vậy bé đòi bú rất nhiều lần, cũng như các hoocmon làm cho bé luôn đòi ti, đòi có ba mẹ ở bên cạnh, và ba mẹ cũng rất yếu long nên dễ chiều bu, dẫn tới bu quen, sau này khi mọi chuyện trầm trọng khi cần di chuyển hoặc khi điều kiện không như ý muốn, bé sẽ rất khó chịu và ba mẹ cũng vậy. Rõ ràng bản năng không dẫn đến một kết thúc tốt đẹp.

Ngược lại với bản năng, lý trí giúp chúng ta làm những điều tốt đẹp hơn, khi tập cho con tự lập, thì khi những điều kiện “tiêu chuẩn” biến mất, con có thể dễ thích nghi hơn,  ngủ ngon, ăn ngon hơn và sức khỏe, tinh thần cũng tốt hơn nhiều. Với tính cách đó, khi bé lớn lên, gặp những trục trặc trong cuộc sống, khó khăn hoặc vấp ngã cũng như những chông chênh trên con đường thực hiện điều mình muốn, bé sẽ không ỉ lại vào ba mẹ hoặc bất cứ ai, bé sẽ mạnh mẽ, độc lập và đó là điều mà ba mẹ mong muốn nhất.

Nhưng lý trí và bản năng thì ngược nhau, Lúc tập cho Bu, Bu khóc rất nhiều, và ba mẹ rất nóng ruột, bé khóc rang hết cả, nghe mà xót không chịu nổi, nhưng ba mẹ trấn an nhau, anh ủi nhau và tìm mọi cách để giúp bé tự ngủ, đó là ngồi nhìn bé, cũng như tự đọc thêm sách cho tư tưởng vững vàng, kiểm tra bé. Thực sự tất cả những gì cần giúp bé lúc này là giữ tâm lý vững vàng cho bố mẹ.

Ở một góc nhìn khác, khi ba mẹ không thể để cho con mình khóc vì một điều đúng đắng, không thể để con mình khóc khi tập tự lập, để tự mình vượt qua cơn thèm dzú , mà hễ con khóc là chạy lại ôm ấp, vỗ về cho con nín, thật ra điều đó cũng giống như sự yếu đuối của ba mẹ, ba mẹ thấy bản thân mình không chịu nỗi sự nóng ruột này, nên dỗ con để cho mình bớt nóng ruột, nghiêm khắc mà nói thì hành động này chỉ là sự ích kỷ cho bản thân của ba mẹ mà thôi. Vì muốn được yên tâm mà đành lòng hại con mình. Thật đáng trách.

Nuôi dạy con thực sự là một cuộc chiến khốc liệt, cuộc chiến bắt đầu từ khi ba mẹ đến với nhau, khi con còn là những tế bào mà mắt thường khó nhìn thấy, cho đến khi nuôi và dạy con, cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay, cũng chưa hết, nó là cuộc chiến dường như không có hồi kết, không buôn lơi, không ngơi nghỉ.
Và tưởng chừng như hai bờ chiến tuyến là sự đối đầu của con cái và cha mẹ, nhưng sự thực thì cha mẹ và con cái luôn đứng cùng một bờ hào. Kẻ thù chung chính là bản thân của mỗi người cùng chiến tuyến đó, của bản năng và lý trí.
Và tất nhiên, chiến lợi phẩm cho đội chiến thắng sẽ vô cùng ngọt ngào hoặc cay đắng cho kẻ thất bại.

Đồng đội của ba, hãy cố gắng lên con nhé, ba yêu còn và mong con thực sự mạnh khỏe và tự lập.