Mình có làm một chức năng set emoji cho các bài viết. Và tạo thành report mỗi tuần.
Ngày hôm nay không vui một chút nào. Càng thấy rõ hơn hệ lụy của việc mất đi technical director giỏi.
Mình được assign vào một project mới, ban đầu mình cảm thấy rất vui, vì vừa thoát khỏi một cái shit project khác. Nhưng cảm thấy có điều bất ổn, không có FSD, không có final design. Rút kinh nghiệm từ project trước, không có FSD sẽ không biết được đâu mà code, giả như có đoán đúng chức năng thì sau này không thể làm việc với QC, rất dễ out of scope, hoặc bị mất độ ưu tiên cho các feature. Không có file final mockup, thì không thể code đúng được, project lần này tệ hơn project lần trước, ở lần trước thì file design không phải là final, nên bị change liên tục, lần này thì bắt mình làm theo file wireframe, khi nào mockup xong thì làm theo mockup. Rõ ràng là quá bất ổn, họ giải thích như sau:
Previously what our agency does:
- Creative builds the wireframes
- Content Team sees completed wireframes and works on content
- Sent to client, collect feedback, tell content and designer to work on feedback
- Design start on Mockup and finish mockup
- Developer start work based on finished mockups
What We Are Doing:
- Design and Content Team work on wireframe and content, at the same time.
- Client sees wireframes and content as soon as the 1st/2nd/3rd batch of wireframes + content is ready and confirms content and structure
- Dev starts working on structure of the site based on confirmed wireframes+content from client
Vậy bước nào để hiện thực mockup?
Họ muốn giải bớt thời gian gì gì đó, nhưng quá vô lý. Thư nhất, nói về cái mà họ muốn, họ muốn giảm thời gian làm một project, vì vậy họ cố cắt các bước, họ muốn làm cuốn chiếu, design vừa làm thì mình vừa dev. Mong muốn thì chính đáng, chọn phương pháp cũng hợp lý, nhưng hiện thực sai, muốn làm đúng thì trong từng đoạn cuốn phải xong hoàn chỉnh, nhưng họ lại hiện thực khác, designer làm wireframe, xong thì chuyển cho mấy bạn bên content làm content, xong thì chuyển cho khách hàng duyệt content, xong thì chuyển cho developer code, đợi đã mới có wireframe mà đã chuyển cho dev code, vậy dev sẽ làm gì, hiện thực wireframe thành cái gì? À, họ muốn là dev code cái wireframe giống như cách mà designer hồ biến wireframe thành mockup, chỉ với một hình tròn là biến một cái ảnh bình thường thành một cái slider ngay lập tức. Muốn dev code cái div hình vuôn rồi để đó, sau này có mockup thì chỉ cần code thêm cái vòng tròn vô là tự nhiên thành slider liền. Đó chỉ là ví dụ đơn giản. Còn nhiều thứ khác nữa, bạn biết mà, wireframe vs mockup.
Cuốn chiếu kiểu này, chắc phải cắt cái chiếu ra rồi chồng chồng lên nhau để cuốn, cuốn xong nát bét cái chiếu.
Mình đã nêu vấn đề này ra, họ vốn không chịu nhìn nhận vấn đề. Mình nói làm như vậy rất khó, họ lại bảo mình code sơ sơ, cái nào dễ thì code, cái nào khó thì thôi, nhưng mà ai cũng biết chắc rằng, wireframe chỉ là cái khung, còn mockup thì hỡi ôi, một trời một vực như vậy, mà họ nghĩ nó thật đơn giản, thời gian bỏ ra để refactor lại có lẽ còn lớn hơn rất nhiều so với đợi đầu đủ mockup mới code. Công ty này lại là công ty agency, làm gì có thời gian ngồi chơi, đợi mockup, không làm cái này thì phải làm cái khác, đâu có gì lãng phí. Dù thời gian của từng project sẽ dài hơn thời gian mà họ ảo tưởng về cái cách phi lý kia của họ. Nhưng nó phải như vậy.
Nói vấn đề này với anh lead ở Việt Nam, thì cuối cùng vấn đề cũng được giải quyết. Kết lại là mình sẽ rút ra khỏi project đó, đợi đến khi mockup đầy đủ mới tiếp tục làm. Như vậy là cái kết có hậu, chứ không thì tất cả sẽ kết thúc trong đau đớn.
Như vậy cũng thấy, từ khi anh technical director ra đi, công ty trở nên rối loạn, PM nhận shit về cho anh em dev một cách vô tội vạ, mỗi người PM tự ý "thử nghiệm" quy trình theo cách của riêng mình, có người chơi trello, không FSD, có người chơi invision, không mockup, có người nhận project rất shit mà công ty không ai biết làm, đã vậy lại còn nhận project mà cùng thời điểm có cả một bên thứ ba khác cũng đang code vào. Không có người dẫn dắt, hướng đi ngày xưa của team cũng bị thay đổi, vì dev sợ code front-end quá mà đòi tuyển riêng front-end, trong khi ngày xưa anh TD muốn mỗi cá nhân tự có thể làm cả front-end, backend, vì ảnh muốn giảm bớt xung đột giữa hai khâu, tăng tính chủ động cho developer, giảm thời gian chờ, hạn chế ỷ lại, giảm bớt các tần trách nhiệm, nhờ vậy phù hợp với một công ty agency với các dự án cần đánh nhanh rút gọn.
Mất đi một TD ngông nghênh, ngạo nghễ nhưng hành xử rất thông minh, hợp tình hợp lý. Dù team này một tay anh tuyển chọn và xây dựng, có nhiều tâm huyết trong đó, nhưng thực sự, không cảm thấy nên tiếp tục ở lại. Bản thân không đủ giỏi để thay đổi nó, lại không muốn chịu đựng nó. Dù văn phòng VN rất thoải mái, chính sách của công ty cũng khá tốt nhưng nó cũng không phải cái mình thực sự muốn đánh đổi.
Ngày xưa cũng muốn nghỉ bởi vì bị anh chửi, cũng cảm thấy buồn, tổn thương lắm. Nhưng bên cạnh cái chửi đó, anh kèm theo chỉ dẫn, và âm thầm sắp xếp, bảo vệ anh em team dev. Luôn tạo điều kiện và cho người khác cơ hội, luôn ưu tiên tuyển dụng người có đạo đức hơn là tài năng. Nghĩ vậy nên cũng từ chối một công ty mà từ lâu mình rất yêu thích để ở lại đây.
Mà nghĩ nếu đi thì cũng không biết đi đâu. Giờ vì chán nản công ty này mà đi thì tệ quá, cũng chẳng biết nơi nơi như thế nào mà đi, phải đợi một nơi nào đáng tham gia thì sẽ tham gia.
Có lần có người hỏi mình có nghĩ tới việc về làm TD cho một công ty dù nhỏ hơn không. Mình lại nghĩ nhỏ hay lớn cũng chưa quan trọng, mình muốn đến làm với người giỏi, như mình mà làm TD thì bung bét, vừa banh công ty, vừa banh chính mình. Chỉ mong đi làm lính cho anh TD này, như vậy còn tốt hơn trăm lần.