Làm quen với máy ảnh

Lâu rồi mình nhận ra rằng mình có một chút máy nghệ sỹ trong người. Cụ thể là mình thấy có một sự thích chụp ảnh không hề nhẹ, à, thích đi chụp, chứ không phải thích được chụp nhé. Nhưng đau khổ thay, cho đến hiện tại, thể loại mình thích không phải nghệ thuật chụp ảnh bằng máy ảnh đơn giản, máy chất lượng thấp, đó là một đỉnh cao khác của nghệ thuật.  Có lẽ vì mới ở mức thích thôi, nên mình rất muốn dùng máy ảnh với chất lượng thật cao, đó là cũng là một sự đau khổ nặng nề … Mình thích dòng máy từ Canon 500D trở lên mới ác chứ.

Đau khổ đúng là do tự mình chuốc lấy, tự tham muốn của bản thân mà ra. Thực ra mình rất muốn ghi lại những khoảnh khắc, mình vốn là người im lặng, có khi ở giữa đám đông ồn ào, mình cũng thích ngồi im lặng, nhìn xung quanh và tìm những khảnh khắc, những góc cạnh. Mình muốn ghi lại.

Thể loại mình muốn chụp là infinity ( chụp cận cảnh ), mỗi khi có cơ hội mình đều đi chụp hoa, chụp côn trùng, chụp người, à, khi chụp người thì mình thường im lặng chụp từ xa, nên nếu xài máy to quá thì dễ thất bại lắm, cũng hơi buồn.

Mình chưa đi học lớp chụp ảnh nào, tất nhiên rồi, có máy đâu mà, mình chỉ xem qua trên các video, bài hướng dẫn trên internet mà thôi, Trước mình nghĩ chụp ảnh là nghệ thuật mà, muốn làm sao thì làm chứ, nhưng mà khi cầm máy chụp thật, thì “trước mình lỡ lời”. Ngẫm lại thì thấy có một lộ trình như vầy, đối với người phàm phu như mình, muốn chụp được tốt, thì vân phải đi từng giai đoạn, đầu tiên là phải có kỹ thuật, kỹ thuật là những nguyên tác, quy tắc cơ bản, tiếp đến sẽ là nghệ thuật, nghệ thuật phát triển từ kỹ thuật, khi người ta bỏ bớt đi các nguyên tác, quy tắc. Bước tiếp theo là đạo, đạo là khi không còn hoặc còn rất ít nguyên tắc, đã đi rất xa với kỹ thuật.

Bài viết này sẽ được cập nhật liên tục về những kinh nghiệm, note mà mình học được, hoặc có được trong quá trình cầm máy.

————

Bài 1 : Tư thế cầm ảnh

Bài này lấy từ video  : https://www.youtube.com/watch?v=8dDcefkLTfM

Nếu bạn muốn máy được an toàn, hãy đeo dây máy ảnh qua cổ, chẳng ai muốn mười mấy triệu vỡ tan đâu nhỉ. Thực ra có đôi khi, để giữ máy ổn định hơn, bạn kéo máy ra xa người, để dây căn ra, như vậy sẽ tạo được những lực khá cân bằng, có điểm tựa để máy bớt run.

Tay phải cầm bên phải, ngón trỏ đặt lên nút chụp, tay trái đặt ở phần ống kính gần thân máy, tránh cầm ở phần xa thân máy, vì dễ làm run hơn và tay cũng không đủ lực đỡ.

Khi chụp thì ép sát tay vào thân người, tì phần tráng vào thân máy ảnh, như vậy sẽ có điểm tựa, máy đỡ run hơn và cũng đỡ mỏi hơn. Nhưng nếu bạn cận, thì có hơi buồn nhẹ, vì mắt kính sẽ cản trở khá nhiều.

Nếu bạn cần chụp dọc, thì nên qua phần tay phải xuống dưới, vì như vậy bạn có thể khép tay vào người được.

Chân mở rộng, hướng chéo ra phía trước. như vậy hướng của bàn chân sẽ chéo với hướng của chân trước chân sau, tư thế này sẽ vững chắc hơn nhiều. Bạn cũng nên áp dụng tư thế này khi đi xe bus.

Cũng nên ngừng thở khi chụp, như vậy sẽ giúp ảnh đỡ run hơn nhiều.

Nhưng mà khi chụp thực tế, sẽ dễ bị run, mà khoảnh khắc thì đáng quý, qua rồi có khi chẳng quay lại, vì vậy ngại gì mà không chuyển qua chế độ chụp liên tục, trừ khi thẻ nhớ của bạn chỉ có 1GB cho quá nhiều khoảnh khắc.

Bài 2 : Mua máy ảnh cũ

Kiểm tra tuổi thọ : Nên mua máy dưới 5k, 10k shoot. Nếu mua máy canon ( mình thích cái này thôi ) thì dùng phần mềm EOInfo để kiểm tra.

Kiểm tra cảm biến : Chụp một tấm ảnh chỉ toàn nền trắng ở f11, f16 sao đó zoom lên để tìm điểm chết

Kiểm tra thông tin pin : Tuổi thọ pin từ 0/4 tới 44, nếu là 44 thì vứt rồi

Bài 4 : Chụp chân dung

Chọn chế độ đo sáng điểm, lấy điểm đo sáng và lấy nét vào đôi mắt của người mẫu.

Hiểu qua về đo sáng chắc là như vầy, máy ảnh sẽ chỉnh độ sáng sao cho ảnh đẹp, vì vậy nếu đo sáng toàn cảnh, thì có những cảnh nền tối, máy ảnh sẽ tăng độ sáng, và nếu người mẫu vốn sáng, thì sẽ trở nên rạng ngời và chói lóa, hơn nữa sẽ bị đánh đều với nền, không đẹp.

Bố cục 13 chắc đẹp, không thì chụp kiểu gì cũng được.

Không nên cắt hướng nhìn của người mẫu, nên mở rộng theo hướng nhìn của họ

Đặt người mẫu ở xa phong nền, như vậy có thể dùng hiệu ứng lấy nét người mẫu và xóa mờ phong nền phía sau.

Mặt người ta có xu hướng đẹp hơn khi chụp từ trên cao, vì vậy hạ cằm người mẫu xuống thì sẽ đẹp hơn, mắt phải nhướng lên nên sẽ có vẻ to hơn, và tóc hài hòa hơn.

Bài 5 : Lấy nét

Chế độ lấy nét single-point AF : Thích hợp chụp đối tượng bất động : Chụp chân dung, chụp sản phẩm

Chế độ lấy nét Dynamic Area AF : Thích hợp lấy nét khi đối tượng đứng im, sau đó chuyển động : chụp sự kiện, hội nghị.

Chế độ auto Area AF : máy sẽ tự chọn cho bạn hết.

Đối với tùy chỉnh AF :
One Shoot : Máy sẽ lấy nét một lần duy nhất.
AI forcus : Lấy nét khi đang chuyển động
AI Servo : Máy tự động chuyển giữa hai chế độ

Lấy nét với khẩu độ:

Khẩu độ f lớn thì vùng lấy nét sẽ rộng.

Tiêu cự rộng sẽ lấy được vùng rộng

Bài 6 : Định dạng ảnh RAW

Ảnh RAW là ảnh mà các thông số ảnh vẫn chưa được xử lý, chưa mã hóa, ta sẽ xử lý, mã hóa trên máy tính. Nhưng file RAW rất nặng.

File RAW nên được đọc và xử lý bằng phần mềm chính hãng.

Bài 6 : Cân bằng trắng

Tone màu ấm thích hợp : cảm xúc ấm áp, lãng mạng, an toàn, ngọt ngào

Tone màu lạnh : Nguy hiểm, vô tình, cô đơn, lạnh lẽo

OK, tạm thời có nhiêu đó thôi, mình sẽ viết thêm khi học thêm