Corpse Bride

2005_corpse_bride_062

Bộ phim về một chàng trai vô tình cầu hôn một cô gái đã chết.

Phim sử dụng hai hình ảnh đối lập là sống và chết để thể hiện các triết lý về sự sống và cái chết, Có những đoạn rất hay.

Trước kia cô dâu ấy là một người có vẻ đẹp khiến người khác phải ganh tị, nhưng chết rồi thì sao ? Vẻ đẹp ấy mất đi, trái tim không còn dòng máu ấm, không còn đập, tay chạm vào lửa không thấy nóng, cắt dao vào tay cũng không còn cảm giác, những gì còn lại là nỗi đau và “tôi nhớ rằng mình đã chết”. Ai cũng biêt sự sống rồi sẽ qua nhanh. Thực ra, sự sống không phải là ngày, là tháng hay là năm, nó chỉ ngắn ngủ trong từ hơ thở mà thôi. Thân xác này, là tạm bợ, là công cụ để thực hiện một số điều. Là từ cỏ cây, là xây dựng trên cái chết của những động vật, cỏ cây mà ta ăn, vẻ bề ngoài được bao bọc đẹp đẽ, nhưng bên trong là xương là tủy, nhầy nhụa. “Thân xác rồi sẽ thối rữa, máy huyết rồi sẽ cạn khô”.

Tiền bạc thì có là gì đâu với cái chết, sự hưởng thụ rồi cũng như xác chết uống bia, uống phía trên và chảy ra phía dưới ( thực ra sống cũng vậy ). Thế mà lắm kẻ săn tìm, người có tiền, kẻ có thế, kẻ mơ mộng, kẻ lo toan. Cuối cùng, có được gì đâu. Ngoài một trái tim còn đập, đập cho vui vậy, đập theo kế hoạch, chứ dùng dao cứa chết con mình mà có thây đây đâu, tuyết lạnh chết con mình mà có thấy buồn đâu.

Chết mà sống, sống mà chết, sờ được lửa mà không thấy nóng, cảm tuyết rơi mà không thấy lạnh, từng ngày trôi qua. Không gì cả ngoài trái tim biết đau đớn, biết nhớ thương. đó là trái tim bị khóa kín trong một thân xác không còn xúc cảm. Cũng như cô gái còn sống kia bị nhốt trong sự hà khắc, thiếu lòng tin và căn phòng khóa kín của gia đình mình.

Một trái tim còn đập mà là đập cho vui, chắc vui, một trái tim không đập mà không đập cho buồn, cho yêu.

Nhưng cũng thấy tình yêu là cái gì đó ghê gớm, khi sống nó thiêu đốt thân tâm, khiến ta phải đánh đổi, phải hy sinh biết bao nhiêu, có khi là cả mạng sống của chính mình. bản năng sinh tồn đến đây là đã tận, vậy mà tình yêu, thứ bản năng gì gì đó là kéo dài, thiêu đốt, lại đem lại bao nỗi buồn cho một cái gì đó sắp tan rã.

Cả một xả hội coi như đã chết, những gì còn lại cho một thời kỳ suy tàn, đó là hậu quả của sự xa hoa, coi trọng hình thức, chuộng hưởng thụ, chuộng “Quý tộc”. Một xã hội vô hồn với những trái tim đập cho vui. Nói vậy chứ “chắc vui”. Những người vui thiệt thì chết hết rồi. ở “trên kia” không bao giờ có ánh sáng mặt trời, “bên dưới” cũng không có ánh sáng mặt trời, nhưng thôi, anh đèn cầy, và ánh sáng phát ra từ trái tim không đập ấy xem chừng ấm áp hơn. Mà nói vậy chứ vẫn còn một và người còn sống, và tim còn đập, còn thấy lạnh và thấy đau khi dao cắt vào tay hoặc vào chân, hay vào tim gì đó, đại loại vậy.

Thế giới trong phim không ngăn cách bởi sự sống và cái chết, cái chết đến nhẹn nhàn và như một sự giải thoát, chỉ là thực tế thì không như vậy đâu, chết đau khổ và thảm hại hơn nhiều. Nhưng dường như, sống trong một xã hội như vậy, khó phân biệt được đâu là sống đâu là chết, mà chỉ có ranh giới giữa việc đưa tay vào nến có thấy nóng hay không mà thôi. Uhm, có lẽ vậy, thế giới chắc được xây dựng bằng tình thương, chứ không phải bằng bê tông.

Mà có một câu mình ghét quá “I ask you tobe mine”, tobe mine là tobe thế nào chứ nhỉ.